Nhà Thầu Là Gì? Các Loại Nhà Thầu & Hướng Dẫn Tra Cứu Thông Tin

by Thảo Linh
0 comment

nha-thau-la-gi

Nhà thầu là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng và đấu thầu; đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai các dự án xây dựng. Nhưng thực sự, nhà thầu là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm này và tìm hiểu về các loại nhà thầu cũng như cách tra cứu thông tin về họ, hãy cùng OneDay khám phá chi tiết trong bài viết này.

1. Một số thông tin cần biết về nhà thầu

1.1 Nhà thầu là gì

Nhà thầu là tổ chức hoặc đơn vị có khả năng thực hiện gói thầu cho chủ đầu tư. Bằng việc ký hợp đồng, họ chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến yêu cầu hay công việc được mời thầu trong dự án.

Cùng OneDay tìm hiểu về các loại nhà thầu đang tồn tại trong lĩnh vực đấu thầu hiện nay. Luật Đấu thầu 2013 đã quy định về các loại nhà thầu tại các điểm 35, 36, 37 và 38 của Điều 4; cụ thể như sau:

Các loại nhà thầu Định nghĩa
Nhà thầu chính Đơn vị chịu trách nhiệm tham gia dự thầu, đứng tên và ký hợp đồng nếu được chọn.
Nhà thầu liên danh Sự hợp tác giữa nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu chính khi tham gia dự thầu hoặc trực tiếp ký kết hợp đồng.
Nhà thầu phụ Tham gia thực hiện một phần công việc theo hợp đồng với nhà thầu chính.
Nhà thầu trong nước Tổ chức hoặc cá nhân từ quốc gia ngoài Việt Nam tham gia dự thầu.
Nhà thầu nước ngoài Tổ chức hoặc cá nhân theo pháp luật Việt Nam tham gia dự thầu.
Các loại nhà thầu được quy định

Hiểu rõ về các loại nhà thầu là quan trọng để tạo minh bạch và công bằng trong đấu thầu; đồng thời khuyến khích sự hợp tác linh hoạt giữa đơn vị thầu và chủ đầu tư.

mot-so-thong-tin-can-biet
Một số thông tin cần biết về nhà thầu – OneDay

1.2 Trách nhiệm của nhà thầu chính là gì

Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng chính khi đấu thầu được Luật Đấu thầu quy định rất rõ ràng về trách nhiệm của bên thầu xây dựng. Cụ thể theo Điều 25 Nghị định 15/2013/NĐ-CP:

  • Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình. Trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân; từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  • Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
  • Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
  • Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
  • Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.
  • Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
  • Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.
  • Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.
  • Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
  • Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
  • Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
  • Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng; an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
  • Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
trach-nhiem-cua-nha-thau-chinh-la-gi
Trách nhiệm của nhà thầu chính là gì

2. Điều kiện tư cách hợp lệ của nhà thầu là gì

Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm một số điều kiện để nhà thầu; nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ so với quy định tại Luật đầu tư 2005.

2.1 Điều kiện tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức

Nếu nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức; cần đáp ứng đủ các điều kiện tham dự đấu thầu sau:

1. Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

2. Hạch toán tài chính độc lập;

3. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

4. Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

5. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

6. Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

7. Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

8. Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

dieu-kien-tu-cach-hop-le-cua-nha-thau-la-gi
Điều kiện tư cách hợp lệ của nhà thầu là gì

2.2 Điều kiện đáp ứng tư cách nhà thầu là cá nhân

Nếu nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân; cần đáp ứng đủ điều kiện tham dự đấu thầu:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

2. Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;

3. Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

4. Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

5. Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

Đọc thêm: Lộ Giới Là Gì? Các Lưu Ý Về Quy Định Xây Dựng Chi Tiết Nhất – OneDay

3. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu là yếu tố quan trọng trong quá trình đấu thầu, được đề cập đầu tiên tại Luật Đấu thầu 2005.

Đấu thầu là quá trình chủ đầu tư chọn nhà thầu theo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và giá trị thấp nhất. Hồ sơ mời thầu được xem là công cụ quan trọng giúp bên mời thầu tìm kiếm đối tác phù hợp, nhưng để phát hành hồ sơ này, phải tuân thủ các điều kiện quy định.

Theo đó, theo quy định tại Điều 7 Luật Đấu thầu 2013 thì việc phát hành hồ sơ mời thầu trong đấu thầu phải đáp ứng các điều kiện sau:

3.1 Đối với gói thầu là gì

Hồ sơ mời thầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

2. Hồ sơ mời thầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;

3. Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật Đấu thầu 2013;

4. Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;

5. Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;

6. Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

dieu-kien-phat-hanh-ho-so-moi-thau-ho-so-yeu-cau
Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

3.2 Đối với dự án

Hồ sơ mời thầu của dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;

2. Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;

3. Hồ sơ mời thầu được phê duyệt;

4. Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật Đấu thầu 2013.

Tìm hiểu: Phân Tích Thị Trường Bất Động Sản Và Các Nhân Tố Tác Động

6. Hướng dẫn tra cứu thông tin nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Đối với nhà đầu tư, việc tra cứu thông tin nhà thầu là quan trọng để đánh giá uy tín và so sánh báo giá. Tra cứu có thể thực hiện trên mạng đấu thầu quốc gia theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website https://muasamcong.mpi.gov.vn;
  • Bước 2: Chọn mục “Tra cứu” ⟶ Chọn mục “Nhà thầu được phê duyệt”;
  • Bước 3: Nhập thông tin nhà thầu cần tìm kiếm;
  • Bước 4: Hệ thống sẽ hiển thị kết quả tra cứu tương ứng với thông tin đã nhập.
huong-dan-tra-cuu-thong-tin-nha-thau-tren-he-thong-mang-dau-thau-quoc-gia
Hướng dẫn tra cứu thông tin nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Tạm kết

Như vậy, thông qua quá trình tìm hiểu về nhà thầu là gì, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về vai trò và đặc điểm của họ trong ngành xây dựng. Hãy áp dụng những thông tin mà OneDay cung cấp để tối ưu hóa quá trình đấu thầu; và xây dựng những công trình chất lượng.

You may also like

logo_Oneday_Vietnam
Tìm Kiếm Bất Động Sản Việt Nam

OneDay (Quanh Đây) là một nền tảng bất động sản với mục đích kết nối các đại lý bất động sản với khách hàng, người mua với người bán và người thuê với chủ nhà.

OneDay | Quanh Đây
Tìm kiếm bất động sản Việt Nam