Địa Chỉ Thường Trú Là Gì? Khác Gì So Với Tạm Trú – OneDay

by Ha Minh
0 comment

địa chỉ thường trú là gì

Địa chỉ thường trú là một thuật ngữ khá bổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Trong bài viết này, cùng OneDay tìm hiểu về khái niệm địa chỉ thường trú là gì. Bên cạnh đó, cùng phân tích về sự khác nhau giữa tạm trú và thường trú

1. Địa chỉ thường trú là gì?

địa chỉ thường trú là gì
Địa chỉ thường trú là gì- OneDay

Địa chỉ thường trú dùng để chỉ nơi mà công dân sinh sống một cách lâu dài và ổn định. Và nơi ở này đã được đăng ký thường trú và gọi là nơi thường trú

Địa chỉ thường trú là gì? Đây nơi ở không có thời hạn. Nếu như một người sinh sống và làm việc tại một nơi một địa điểm ổn định và lâu dài. Nhưng không đăng ký thường trú tại nơi đó. Thì nơi đó cũng không được gọi là địa chỉ thường trú.

2. Phân biệt địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú

Sự khác nhau giữa tạm trú và thường trú- OneDay
Sự khác nhau giữa tạm trú và thường trú- OneDay

Mặc dù thường trú và tạm trú là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên có rất nhiều người nhầm lẫn thì hai thuật ngữ này. Dưới đây là sự phân tích chi tiết về sự khác nhau giữa hai khái niệm này

2.1 Về tính chất – Địa chỉ thường trú là gì

Địa chỉ thường trú dùng để chỉ những nơi sinh sống có sự ổn định và lâu dài. và nó được đăng ký thường trú trên sổ hộ khẩu. Địa chỉ tạm trú dùng để chỉ những nơi mà công dân sinh sống làm việc và học tập trong một khoảng thời gian nhất định , không lâu dài.

Địa chỉ tạm trú dùng để chỉ những nơi ngoài nơi đăng ký thường trú về thời hạn Địa chỉ thường trú không có thời hạn . có thể sinh sống làm việc và học tập lâu dài. Địa chỉ tạm trú có thời hạn tối đa là hai năm. Tuy nhiên có thể được gia hạn nhiều lần

2.2 Điều kiện hợp pháp- Địa chỉ thường trú là gì

Địa chỉ thường trú thường là những nơi phải có chỗ ở hợp pháp. Có thể nhập khẩu về nhà của người thân. Bên cạnh đó địa chỉ thường trú có thể đăng ký tại những nơi. Như nhà thuê, nhà mướn, ở nhờ. Ngoài ra cũng có thể đăng ký tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo Chu cấp nơi ở cho những người vô gia cư, không nơi nương tựa. Nó cũng có thể được đăng ký tại các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc tại phương tiện lưu động

Đối với địa chỉ tạm trú thì phải đăng ký ở những chỗ hợp pháp. Và ngoài phạm vi đơn vị hành chính nơi cấp đăng ký thường trú . Bên cạnh đó để đăng ký tạm trú, sinh sống tại nơi đăng ký từ 30 ngày trở lên

2.3 Thời hạn đăng ký

Đối với địa chỉ thường trú thì thời hạn đăng ký là 12 tháng kể từ ngày chuyển đến nơi ở hợp pháp

Đối với đăng ký tạm trú không quy định về hạn đăng ký. Tuy nhiên phải ở đủ từ 30 ngày trở lên thì mới có thể được đăng ký tạm trú

>>> Xem thêm: trích lục đất là gì? Tìm hiểu về cách trích lục đất

3. Địa chỉ thường trú đăng ký theo loại giấy tờ nào

đăng ký bằng giấy tờ gì- OneDay
Địa chỉ thường trú đăng ký bằng giấy tờ gì- OneDay

Như thường lệ, địa chỉ thường trú ghi theo chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay sổ hộ khẩu đều như nhau

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp , Khi người dân thay đổi địa chỉ thường trú nhưng không đổi thẻ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Khi đổi địa chỉ thường trú thì không cần bắt buộc phải thay đổi căn cước công dân. Với chứng minh nhân dân phải được đổi chỉ khi công dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú . Mà nằm ngoài phạm vi tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

Do đó dựa theo Điều luật 24 của luật cư trú 2006 thì địa chỉ thường trú của công dân phải được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân thay vì chứng minh nhân dân hay căn cước công dân

Tuy nhiên Bộ Công An đã ra quyết định không còn cấp mới sổ hộ khẩu bằng giấy từ ngày 01/7/2021. Thay vào đó người dân sẽ xác định địa chỉ thường trú của mình trực tuyến trên cổng dữ liệu cư trú quốc gia

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hộ khẩu thường trú là gì

4. Đăng ký thường trú như thế nào- Địa chỉ thường trú là gì

đăng ký như thế nào- OneDay
Đăng ký thường trú như thế nào- OneDay

4.1 Điều kiện

Căn cứ theo Điều 20 của Luật Cư Trú năm 2020 có quy định về điều kiện khi công dân đăng ký thường trú. Sẽ có hai trường hợp như sau:

Trường hợp một là gửi đăng ký thường trú khi họ có chỗ ở hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của chính họ.

Trường hợp thứ hai là người đăng ký thường trú vào những nơi hợp pháp nhưng không thuộc quyền sở hữu của mình. Trường hợp này cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tại nơi đó. Trong trường hợp đăng ký thường trú tại nơi không phải thuộc quyền sở hữu của mình. Người đăng ký cần phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản hai Điều 20 của Luật Cư Trú 2020. Cụ thể như sau:

Đăng ký thường trú vào nhà của người thân: Áp dụng với những người có mối quan hệ như vợ chồng, con cái, cha mẹ, người lớn tuổi về ở với anh chị em cháu ruột.

Người bị tâm thần hoặc người không có khả năng lao động về ở với ông bà, anh chị em, chú bác cô cậu dì ruột hoặc người giám hộ.

Bên cạnh đó thì đăng ký thường trú vào những chỗ ở như nhà thuê phải mướn, hoặc ở nhờ. Cần phải được chủ sở hữu chỗ ở đồng ý. Ngoài ra, cần phải được chủ hộ đồng ý nếu như đăng ký cùng hộ gia đình. Hơn nữa diện tích của ngôi nhà công phải đảm bảo không thấp hơn 08m2 sàn/ người

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về đất ĐRM là gì

4.2 Hồ sơ- Địa chỉ thường trú là gì

Hồ sơ đăng ký thường trú cũng đã được quy định chi tiết tại Điều 21 Luật Cư Trú. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, hồ sơ cần nộp đăng ký thường trú sẽ có những yêu cầu khác nhau. Cụ thể như sau:

Nếu người đăng ký thường trú đăng ký ở chỗ không phải là nơi ở hợp pháp của mình. Thì phải kèm theo một văn bản đồng ý của chủ hộ hoặc chủ sở hữu nơi ở đó. Nếu không thì phải kèm theo một tờ khai thay đổi thông tin cư trú

Đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào những nơi không phải là chỗ ở hợp pháp của mình. Thì phải cần có giấy tờ chứng minh. Chẳng hạn như hợp đồng thuê nhà, giấy tờ chứng minh quan hệ với chủ sở hữu hoặc chủ hộ. Ngoài ra trong trường hợp chỗ ở là hợp pháp của mình thì cũng phải cần có giấy tờ chứng minh sở hữu

4.3 Nơi đăng ký- Địa chỉ thường trú là gì

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 22 Luật Cư Trú năm 2020. Quy định về nơi đăng ký thường trú như sau:

Người đăng ký thường trú muốn nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Thì đến các cơ quan đăng ký cư trú nơi mà mình cư trú

Ngoài ra người đăng ký thường trú cũng có thể đăng ký online. Thông qua cổng dịch vụ quản lý cư trú hoặc cổng dịch vụ công của bộ công an

5. Cách tra cứu thông tin thường trú qua cổng điện tử

Cách tra cứu- OneDay
Cách tra cứu- OneDay

Để có thể chắc chắn địa chỉ thường trú của mình có chính xác hay chưa. Các bạn có thể tra cứu trực tuyến trên cổng thông tin điện tử về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cách tra cứu thông tin cụ thể như sau

Bước 1: Truy cập vào trang Web của cổng dịch vụ công quản lý cư trú

Bước 2: Tiến hành đăng nhập. Nếu bạn chưa có tài khoản thì chọn vào mục đăng nhập tải góc trên bên phải. Sau đó bạn chọn tài khoản cổng DVC Quốc Gia. và chọn tài khoản được cấp bởi cổng dịch vụ công quốc gia. sau đó kéo xuống và click vào mục chưa có tài khoản và tiến hành đăng ký theo hướng dẫn

Bước 3: tiến hành đăng nhập và tra cứu thông tin. Chọn vào mục thông tin công dân. Sau đó điền đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn

Các thông tin cá nhân của bạn sau đó sẽ được xuất hiện. Và trong đó sẽ có các thông tin về địa chỉ thường trú. Đây là các thông tin địa chỉ thường trú được xác thực và chính xác từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về nghiệm thu là gì

6. Cách ghi địa chỉ thường trú trong hồ sơ xin việc

Địa chỉ thường trú là một trong những phần không thể thiếu trong tất cả các loại văn bản được sử dụng hằng ngày. Chẳng hạn như hồ sơ xin việc, tờ khai lý lịch….. Nếu như không biết cách ghi địa chỉ thường trú hoặc ghi các thông tin sai lệch về nó. Thì hồ sơ xin việc sẽ không có sự chính xác và chuyên nghiệp. Hơn nữa nhà tuyển dụng cũng đánh giá thấp về độ trung thực của ứng viên

Do đó đối với các văn bản và giấy tờ quan trọng như thế này. Cần phải thật cẩn thận và đảm bảo các thông tin là chính xác và đầy đủ. nếu như ứng tuyển vào các vị trí trong cơ quan nhà nước thì càng phải quan tâm nhiều hơn về tính xác thực của thông tin đặc biệt là địa chỉ thường trú các bạn có thể viết địa chỉ thường trú bao gồm các thông tin như sau:

  • Số nhà
  • Tên đường hoặc phố
  • Xã hoặc Phường
  • Quận hoặc Huyện
  • Tỉnh hoặc thành phố

>>> Đọc thêm: Đất SKC Là Gì? Một Số Điều Cần Biết Về Đất SKC – OneDay

7. Tạm kết- Địa chỉ thường trú là gì

Như vậy qua bài viết này mọi người đã có thể hiểu rõ về khái niệm địa chỉ thường trú là gì. Ngoài ra cũng nắm rõ sự khác nhau giữa địa chỉ thường trú và tạm trú. Bên cạnh đó bài viết cũng đã cung cấp những thông tin quan trọng về quy định của nhà nước về việc đăng ký thường trú cho công dân

You may also like

logo_Oneday_Vietnam
Tìm Kiếm Bất Động Sản Việt Nam

OneDay (Quanh Đây) là một nền tảng bất động sản với mục đích kết nối các đại lý bất động sản với khách hàng, người mua với người bán và người thuê với chủ nhà.

OneDay | Quanh Đây
Tìm kiếm bất động sản Việt Nam