Cơ Sở Hạ Tầng Là Gì? Phân Loại Và Vai Trò Cơ Sở Hạ Tầng

by Nguyễn Võ Ngọc Vũ
0 comment

co-so-ha-tang-la-gi

Cơ sở hạ tầng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội con người. Vậy cơ sở hạ tầng là gì? Vai trò của cơ sở hạ tầng quan trọng ra sao? Đâu là cách phân loại chi tiết nhất? Hãy cùng chúng tôi – OneDay tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cơ sở hạ tầng là gì trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng được hiểu là những điều kiện vật chất, kỹ thuật…cùng tồn tại trong môi trường, xã hội được dùng để phục vụ mọi hoạt động trong sản xuất và đời sống của con người. Ngoài ra, đây còn  là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những bộ phận kết cấu; nền tảng cơ bản cho việc phát triển nền kinh tế; xã hội.

Thông thường, người ta thường xem xét khái niệm cơ sở hạ tầng là gì dựa trên các phương diện về hình thái, kinh tế hàng hóa và phương diện đầu tư:

  • Xét trên phương diện về hình thái, cơ sở hạ tầng là tất cả những tài sản hữu hình bao gồm các công trình công cộng; đường xá; cầu cống; lực lượng lao động tri thức và các công trình hạ tầng kỹ thuật; hệ thống thủy lợi… Dựa trên những cơ sở đã có sẵn, các hoạt động kinh tế; văn hóa xã hội luôn được duy trì và phát triển bài bản. Đây cũng chính là những công trình thuộc hạ tầng cơ sở hoặc hạ tầng xã hội theo quy định tại tại Mục 1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ xây dựng ban hành – QCXDVN 01:2008/BXD.
  • Xét trên phương diện về kinh tế hàng hóa, cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng. Được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.
  • Xét trên phương diện về đầu tư, cơ sở hạ tầng là sản phẩm và kết quả của quá trình đầu tư lâu dài được gom lại qua nhiều thế hệ khác nhau. Ngoài ra, nó còn được xem như là một bộ phận giá trị, tiết kiệm của quốc gia, được đầu tư để đáp ứng mọi yêu cầu và mục tiêu phát triển về mọi mặt của đất nước.

2. Phân loại các cơ sở hạ tầng hiện nay

Sau khi đã hiểu được khái niệm cơ sở hạ tầng là gì, dựa trên những tiêu chí khác nhau, cơ sở hạ tầng sẽ được phân chia thành nhiều loại, cụ thể như sau:

2.1 Theo lĩnh vực kinh tế, xã hội

  • Cơ sở hạ tầng kinh tế là một bộ phận thuộc các ngành phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhằm tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa. Bao gồm hệ thống giao thông vận tải; đường xá; sân bay; bến cảng; thủy lợi; cấp thoát nước..
  • Cơ sở hạ tầng xã hội là một bộ phận quan trọng thuộc các lĩnh vực đảm bảo những điều kiện chung cho các hoạt động về đời sống; văn hóa; xã hội của con người với các ngành y tế; giáo dục; các công trình công cộng…
  • Cơ sở hạ tầng môi trường là một bộ phận thuộc các lĩnh vực phục vụ cho việc giữ gìn; bảo vệ và cải tạo môi trường sống như các công trình bảo vệ đất, rừng, biển; công trình phòng chống thiên tai; hệ thống xử lý các chất thải công nghiệp…
  • Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là một bộ phận đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực này. Bao gồm hệ thống các cơ sở vật chất sản xuất bảo quản vũ khí; bảo dưỡng vũ trang, vũ khí, khí tài,…
co-so-ha-tang-kinh-te-xa-hoi-oneday

2.2 Theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư

Xét theo vùng lãnh thổ và khu vực dân cư, cơ sở hạ tầng được chia thành các loại như cơ sở hạ tầng kinh tế biển; cơ sở hạ tầng nông thôn; cơ sở hạ tầng đô thị; cơ sở hạ tầng đồng bằng…

2.3 Theo các ngành kinh tế quốc dân

Dựa theo các ngành kinh tế quốc dân, cơ sở hạ tầng sẽ được phân chia theo các ngành như bưu chính; xây dựng; giao thông vận tải; giáo dục; năng lượng; thủy lợi; y tế; văn hóa xã hội…

2.4 Theo cấp quản lý – cơ sở hạ tầng là gì

Xét theo cấp quản lý, cơ sở hạ tầng được chia thành các cấp do trung ương, địa phương quản lý, cụ thể như sau:

  • Do trung ương quản lý bao gồm cơ sở hạ tầng có quy mô lớn gồm hệ thống sân bay;  đường quốc lộ; đường sắt; bến cảng,…
  • Do địa phương quản lý bao gồm: cơ sở hạ tầng giao cho tỉnh/huyện/xã như cơ sở giáo dục; cầu đường; kênh rạch; văn hóa; y tế…

Nhờ vào cách phân loại theo cấp quản lý xác định được rõ trách nhiệm cũng như nâng cao tính chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời, có được biện pháp quản lý, sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.

Đọc thêm: Hợp Đồng Thuê Nhà Trọ Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Mới Nhất 2023

2.5 Theo tính chất, đặc điểm

Xét theo tính chất, đặc điểm, cơ sở hạ tầng được phân thành cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất:

  • Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất bao gồm các công trình như trường học; các công trình y tế; hệ thống đường giao thông; điện; kênh rạch; cơ sở quốc phòng an ninh…
  • Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất bao gồm hệ thống thiết chế xã hội; thủ tục hành chính; cơ chế hoạt động; an ninh trật tự… Đây đều là các yếu tố liên quan đến điều kiện; môi trường phục vụ cho các hoạt động kinh tế; văn hóa; xã hội hiện nay.

3. Kết cấu hạ tầng là gì?

Kết cấu hạ tầng được hiểu là hệ thống các cơ sở vật chất, kỹ thuật hoặc kiến trúc trong hoạt động kinh tế – xã hội, có chức năng phục vụ trực tiếp cho đời sống nhân dân hay quá trình sản xuất kinh doanh. 

ket-cau-ha-tang-la-gi-oneday

Kết cấu hạ tầng là nền tảng quan trọng giúp cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Hiểu đơn giản, khi kinh tế càng phát triển với trình độ cao thì yêu cầu về kết cấu hạ tầng ngày càng được đẩy mạnh.

Đặc trưng cơ bản của kết cấu hạ tầng là mang tính chất đồng bộ và thống nhất, ở mỗi bộ phận đều có sự liên kế đồng nhất, hài hòa với nhau tạo thành một hệ thống hoạt động có hiệu quả. Quy mô của kết cấu hạ tầng sẽ khá lớn và được bố trí rộng khắp trên phạm vi của cả nước. 

4. Mối quan hệ giữa kết cấu hạ tầng và cơ sở hạ tầng là gì

Mối quan hệ giữa kết cấu hạ tầng và cơ sở hạ tầng là gì, có mật thiết không? Hiện nay, cơ sở hạ tầng và kết cấu hạ tầng có mối quan hệ biện chứng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội phát triển và bền vững; tác động qua lại với nhau. Cụ thể như sau:

  • Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nếu hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cao, phát triển đồng bộ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Ví dụ như việc cung cấp năng lượng cho các hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • Cơ sở hạ tầng hay kết cấu hạ tầng quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong thực tế.
  • Việc phát triển cơ sở hạ tầng và kết cấu hạ tầng còn tạo nên sự đồng bộ giữa các vùng với nhau trên một đất nước.

5. Tạm kết

Trên đây là những thông tin hữu ích để giải đáp cơ sở hạ tầng là gì mà chúng tôi – OneDay muốn chia sẻ đến bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kết cấu hạ tầng. Mong rằng bài viết này sẽ thực sự hữu ích với bạn!

You may also like

logo_Oneday_Vietnam
Tìm Kiếm Bất Động Sản Việt Nam

OneDay (Quanh Đây) là một nền tảng bất động sản với mục đích kết nối các đại lý bất động sản với khách hàng, người mua với người bán và người thuê với chủ nhà.

OneDay | Quanh Đây
Tìm kiếm bất động sản Việt Nam